Anh Hùng Bàn Phím (댓글부대/Troll Factory) là chắc chắn sẽ làm bạn hoài nghi về mọi thứ, mọi người, mọi việc đang diễn ra trước mắt bạn. Liệu đó có phải là sự thật?

Poster phim Troll Factory (Anh Hùng Bàn Phím)
Poster phim Troll Factory (Anh Hùng Bàn Phím)

Anh Hùng Bàn Phím đưa khán giả vào cuộc điều tra của phóng viên Sang-Jin (Son Suk-Ku vào vai) sau khi anh ta bị tòa soạn cho nghỉ việc tạm thời vì đăng một bài viết tiêu cực liên quan đến một tập đoàn lớn ở Hàn Quốc. Anh ta khám phá ra rằng đằng sau những hiệu ứng truyền thông, những bài viết trên mạng xã hội là cả một đội ngũ có khả năng thao túng và định hướng dư luận, biến sự thật trở nên mờ nhạt và sự dối trá thì lại lên ngôi. Theo Khen Phim tìm hiểu thì phim cũng dựa trên tiểu thuyết Daetgeulboodae của Jang Kang-Myeong.

Son Suk-Ku trong vai phóng viên Sang-Jin
Son Suk-Ku trong vai phóng viên Sang-Jin

Phần nội dung của phim Anh Hùng Bàn Phím được kể theo cách không tuần tự, với nhiều mốc thời gian khác nhau được xen kẽ. Điều này tạo nên một cấu trúc phim hơi lộn xộn và có thể gây ra sự nhầm lẫn cho khán giả nếu không tập trung theo dõi. Mạch phim đều đều, chưa tạo ra được những cao trào thực sự đáng nhớ. Dù phần âm nhạc đã cố gắng đẩy mạnh cảm xúc ở một số cảnh quan trọng nhưng dường như vẫn chưa đủ để tạo ra những ấn tượng mạnh mẽ.

Phóng viên (bên phải) đang trò chuyện cùng một người chỉ điểm
Phóng viên (bên phải) đang trò chuyện cùng một người chỉ điểm

Phim đã mang đến cho khán giả một cái nhìn sâu sắc về sức mạnh khủng khiếp của thông tin trong thời đại số hóa hiện nay. Ngay từ cái tựa phim, chúng ta đã có thể cảm nhận được một sự thật đáng lo ngại, đó chính là sức mạnh của tiền bạc trong việc kiểm soát thông tin. Dường như, chỉ cần có tiền, bạn có thể dìm hàng bất kỳ ai, hay bất kỳ thứ gì. Đây không chỉ là một thông điệp mạnh mẽ mà phim muốn gửi đến, mà còn là một minh chứng cho thực trạng xã hội hiện nay, nơi mà thông tin có thể được mua bán, thao túng và sử dụng như một công cụ để tấn công cá nhân hay tổ chức.

Hậu trường căn phòng của các "anh hùng bàn phím", la liệt điện thoại và có vẻ như có cả dàn máy nhiều card đồ họa
Hậu trường căn phòng của các “anh hùng bàn phím”, la liệt điện thoại và có vẻ như có cả dàn máy nhiều card đồ họa

Về phần diễn xuất, Son Suk-Ku trong vai Sang-Jin chưa thực sự tạo được dấu ấn mạnh mẽ. Có thể nói, những cung bậc cảm xúc mà anh thể hiện qua khuôn mặt chưa thật sự rõ ràng và đầy đủ. Dù biết rằng vai diễn này đòi hỏi sự tự nhiên và giản dị, nhưng đôi khi, mình vẫn cảm thấy thiếu một chút sự nổi bật, một chút sự phá cách.

Vé xem phim Anh Hùng Bàn Phím
Vé xem phim Anh Hùng Bàn Phím

Tóm lại, Anh Hùng Bàn Phím là một tựa phim không quá nổi trội, chưa có điểm nhấn về cảm xúc cũng như không để lại ấn tượng gì về câu chuyện.

Ảnh chụp màn hình chờ trong rạp, trước suất chiếu cho khách mời
Ảnh chụp màn hình chờ trong rạp, trước suất chiếu cho khách mời

Troll Factory

Nội dung - 6
Diễn viên và diễn xuất - 6.5
Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo - 6

6.2

TẠM

User Rating: Be the first one !

Mọi bài đánh giá đều chỉ là cảm nhận cá nhân của người viết. Nếu bạn muốn góp ý cho bài review, xin vui lòng comment với ngôn ngữ lịch sự và tôn trọng người khác.

Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments