Đường Hầm Sinh Tử (tên tiếng Na Uy: Tunnelen, tiếng Anh: Tunnel) diễn tả lại thảm họa hỏa họa tại một trong số hệ thống hàng ngàn đường hầm ở Na Uy. Phim đã ra mắt ở nước ngoài từ Giáng sinh 2019 nhưng tới nay mới chiếu ở Việt Nam, có lẽ do dịch bệnh nên các bom tấn Bắc Mỹ đã hoãn hết, thế là các nhà phát hành phim mới tìm kiếm những tựa phim từ thị trường khác để chiếu.

Poster phim Đường Hầm Sinh Tử (Tunnelen)
Poster phim Đường Hầm Sinh Tử (Tunnelen)

Đường Hầm Sinh Tử xoay quanh vụ hỏa họa trong một đường hầm xuyên núi tại Na Uy. Lý do vụ tai nạn xảy ra là vì tài xế xe bồn đã bị bất ngờ khi có túi ni lông bay ngang kính buồng lái dẫn đến giật mình và đâm xe vào vách hầm. Nhiên liệu bị rò rỉ và một vụ nổ lớn đã xảy ra, sau đó là hàng tấn tro tụi đã bị phát thải vào không khí, gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của những người đang tham gia giao thông trong hầm.

Đường hầm nhìn từ trên cao - Đường Hầm Sinh Tử (Tunnelen)
Đường hầm nhìn từ trên cao

Mặc dù nội dung trong trailer và các tư liệu quảng bá khác đều nhấn mạnh đây là phim về thảm họa, nhưng thực ra thảm họa chỉ là phụ, yếu tố chính mà Đường Hầm Sinh Tử muốn truyền tải đến khán giả chính là sự yêu thương, đùm bọc giữa người với người. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tai nạn và tình cảm một cách nhịp nhàng đã khiến phim trở nên đáng xem cũng như ý nghĩa hơn rất nhiều những tựa phim khác cùng thể loại. Nhịp phim không có quá nhiều tình tiết căng thẳng hay tạo sự hồi hộp, bù lại như đã đề cập bên trên, tình cảm mới là thứ trọng yếu của phim. Đó là tình cha con, là tình bạn hay thậm chí là sự yêu thương đồng loại cho dù đó là một người xa lạ mà ta chưa bao giờ gặp trước kia.

Nhân vật chính trong phim Đường Hầm Sinh Tử (Tunnelen)
Nhân vật chính trong phim Đường Hầm Sinh Tử (Tunnelen)

Dẫu việc diễn tả lại thảm họa và quá trình cứu hộ không phải là mục tiêu chính của phim nhưng các nhà làm phim Na Uy vẫn chịu chi cho khâu tạo dựng bối cảnh cũng như kỹ xảo. Mở màn sẽ là các cảnh quay toàn cảnh từ trên cao, đem lại cảm giác lạnh lẽo cho khán giả với tuyết phủ trắng xóa khắp nơi kèm theo dòng chữ “Các đường hầm ở Na Uy đa số là đường hầm tự bảo vệ, tức là người tham gia giao thông phải tự bảo vệ mình chứ không được ỉ vào lính cứu hộ”. Nghe có vẻ vô lý nhưng thực ra với số lượng hầm lên đến cả ngàn cái thì cứu hộ ở đâu ra mà trực chiến cho hết được. Quay lại với bối cảnh trong phim, khi vụ cháy xe bốn nổ ra, người xem sẽ cảm nhận được sự rung chuyển của mặt đất đồng thời tiếng gió bụi thổi xoạc qua hai bên giống y như là bạn đang đứng giữa hầm vậy đó. Rồi đến khói bốc lên, lửa cháy, những đống đổ nát cho đến khuôn mặt và trang phục của diễn viên cũng đều được chăm chút tỉ mỉ, đảm bảo nó lấm leo mụi than chứ không mới tinh tươm một cách giả tạo như các phim kinh phí thấp thường làm.

Vé xem phim The Tunnel
Vé xem phim

Yếu tố diễn xuất không phải là xuất sắc nhưng vẫn dư sức để làm nhiều khán giả phải xúc động, không chỉ một lần mà rất nhiều lần. Do tên nhân vật và diễn viên hơi khó nhớ một chút nên Khen Phim chỉ nhắc đến vai trò của những nhân vật nổi trội bao gồm: cha, con gái, 2 đứa trẻ bị kẹt trong xe hơi & mẹ của chúng. Thời lượng phim đủ để các nhân vật có đất diễn và thể hiện hết khả năng diễn xuất của họ.

Đường Hầm Sinh Tử xứng đáng là một bộ phim mà bạn nên xem trong tuần này, lâu lắm rồi mới thấy một tựa phim Na Uy mà vẫn giữ nguyên thoại gốc, không bị lồng tiếng Anh một cách kiên cưỡng nữa.

Đường Hầm Sinh Tử (Tunnelen)

7.5

Nội dung

7.0/10

Diễn viên và diễn xuất

7.5/10

Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo

8.0/10

Ưu

  • Diễn xuất tốt
  • Âm thanh chất lượng
  • Kỹ xảo đẹp

Nhược

  • Chưa tập trung vào diễn tả thảm họa

Mọi bài đánh giá đều chỉ là cảm nhận cá nhân của người viết. Nếu bạn muốn góp ý cho bài review, xin vui lòng comment với ngôn ngữ lịch sự và tôn trọng người khác.