Ad Astra (tựa Việt: Giải Mã Bí Ẩn Ngân Hà) đan xen nhiều thể loại khoa học viễn tưởng, phiêu lưu, tình cảm và mang nhiều tầng lớp ý nghĩa đến nỗi có thể khiến một số khán giả không thể cảm nhận được. Và Khen Phim sẽ xếp nó vào dạng phim kén khán giả.

Poster phim Ad Astra
Poster phim Ad Astra

Ad Astra là câu chuyện viễn tưởng về phi hành gia Roy McBride (Brad Pitt vào vai) và hành trình đến sao Hải Vương để tìm người cha mất tích hàng chục năm trước. Diễn biến phim trôi nhẹ nhàng theo tâm lý nhân vật chính và đôi khi có một chút gì đó có thể tạm gọi là nổi trội hơn những đoạn còn lại. Nếu bạn đã từng xem những bộ phim như Martian hay Interstellar thì chắc chắn sẽ cảm thấy quen và thích thú với kiểu diễn biến thế này.

Roy lúc ở sao Hỏa, đang gửi tin nhắn cho cha mình
Roy lúc ở sao Hỏa, đang gửi tin nhắn cho cha mình

Mọi chi tiết, vấn đề trong phim đều đều xoanh quanh nhân vật chính Roy, các nhân vật còn lại, tất cả đều xuất hiện cho có, cho đủ vai rồi trôi qua mờ nhạt với những cái chết do tai nạn nghề nghiệp gây nên. Diễn xuất của diễn viên gạo cội Brad Pitt qua nhân vật Roy McBride thì xuất sắc không có gì bàn cãi, khán giả có thể dễ dàng nhận thấy ở nhân vật này là sự trân trọng tình cảm với những người thương yêu thể hiện qua hành động muốn đưa người bố trở về Trái Đất hoặc ở cảnh anh gặp lại người vợ mà trước kia anh không đoái hoài đến. Cùng với đó, chi tiết một nữ công dân sinh ra và lớn lên ở sao Hỏa có tên Helen Lantos (Ruth Negga) chia sẻ đã đến Trái Đất một lần và thấy đó là một hành tinh xinh đẹp không chỉ thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật mà còn thể hiện sự xem trọng môi trường trên Trái Đất, đồng thời cũng gợi lên sự chua xót khi hành tinh xanh bé nhỏ lại trở nên xa lạ với nhiều người.

2 đoạn kế tiếp có tiết lộ một phần nhỏ nội dung phim, bạn nên cân nhắc trước khi đọc

Cảm xúc của khán giả còn được đẩy lên cao hơn nữa khi cha của Roy (là Clifford) nói rằng ông không muốn trở về Trái Đất, thậm chí còn dùng câu “Thuyền trưởng phải chìm cùng con tàu” để lấy lý do cho hành động trôi vào không gian sâu với mong muốn rằng khi chiếc phi thuyền của ông bị phá hủy thì ông cũng không còn thiết tha gì việc sống nữa.

Ngoài những cảnh quay đầy cảm xúc thì mình nhận ra rằng phim có vài chi tiết khó hiểu, tại sao cơ phó trong chuyến tàu đi đến sao Hỏa lại loay hoay và lúng túng khi làm thao tác hạ cánh, chẳng phải những người này đều phải được luyện tập và tuyển chọn kỹ càng hay sao? Ắt hẳn những ai đã xem phim sẽ thấy rằng khi phi thuyền đến sao Hải Vương, Roy đi bằng tàu con thoi để sang phi thuyền của cha mình, tàu con thoi bị hư không cập vào thân phi thuyền nên anh phải thả trôi đi để tự leo vào. Thế nhưng khi ở phi thuyền do Clifford điều khiển thì Roy chỉ cần cầm một chắn lớn rồi nhảy một bước là bay tới phi thuyền của mình, cản phá hết biết bao nhiêu là thiên thạch ở vành đai sao Hải Vương. Dù biết là công nghệ tương lai có thể hiện đại, nhưng việc chỉ cần lấy đà nhẹ nhàng mà xuyên qua được cả mớ đá dày đặc là hơi bất khả thi. Thêm nữa, lúc trở về Trái Đất thì máy tính báo khoảng cách theo số dặm, trong khi đó trong không gian thì khoảng cách được đo bằng năm ánh sáng, nếu gần hơn thì hay tính bằng số ngày di chuyển, chính phim này cũng sở dụng số ngày di chuyển để đo khoảng cách ở tất cả các cảnh khác.

Cảnh ở trong không gian được làm rất đẹp
Cảnh ở trong không gian được làm rất đẹp

Xuyên suốt phim, âm thanh được thể hiện rất lạ, đang lúc yên bình thì có thể ồn ào dồn dập, đang thể hiện sự tĩnh lặng của vũ trụ làm nền cho những độc thoại nội tâm của Roy thì đến âm thanh vang loảng xoảng bên trong phi thuyền. Thay đổi liên tục giữa âm thanh tĩnh lặng cùng âm thanh tưởng chừng như gầm rú bên trong phi thuyền tạo có vẻ như đang muốn diễn tả nội tâm của nhân vật chính. Phần hình ảnh cũng được dựng đẹp mắt, hiển nhiên là ít ai trong chúng ta có thể kiểm chứng xem những gì đang xem có giống thật hay không, vì không phải ai cũng có cơ hội tiến vào khám giả vũ trụ ở thời điểm hiện tại, khi mà nền tảng công nghệ chưa cho phép cũng như chi phí đắt đỏ, lại chưa an toàn. Nếu bạn đã xem qua Interstellar thì chắc chắn sẽ thấy Ad Astra giống như vậy, ngay cả những cảnh hồi tưởng hay xem tin nhắn video trong tàu vũ trụ cũng gần như là “mượn ý tưởng” từ tựa phim kia, điều này cũng không khó hiểu khi phần hình ảnh được phụ trách bởi Hoyte Van Hoytema- đạo diễn hình ảnh nổi tiếng với Interstellar.

Vé xem phim Ad Astra
Vé xem phim Ad Astra

Có thể nhìn nhận những tình tiết khó hiểu, kỳ lạ trong phim lại thể hiện nhiều tầng lớp ý nghĩa mà kịch bản và đạo diễn muốn gửi gắm trong tác phẩm và cảm nhận được ở mức độ nào thì tùy vào từng đối tượng khán giả. Có thể đối với một số người đây là một tác phẩm điện ảnh khó hiểu thì đối với những người khác đây lại là tác phẩm mang nhiều lớp ý nghĩa và triết lý sâu sắc đáng để thưởng thức và cảm nhận.

Ad Astra

Nội dung - 8
Diễn viên và diễn xuất - 9
Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo - 8.5

8.5

HAY

Bản IMAX của phim không được nét lắm, với lại không full màn chiếu, các bạn chỉ cần xem ở các phòng chiếu có âm thanh tốt là được rồi.

MUA VÉ
User Rating: Be the first one !

Mọi bài đánh giá đều chỉ là cảm nhận cá nhân của người viết. Nếu bạn muốn góp ý cho bài review, xin vui lòng comment với ngôn ngữ lịch sự và tôn trọng người khác.

3 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Hoàng Thiên An
Hoàng Thiên An
26/09/2019 18:19

Mình mới xem hôm qua 25.9 quả thật là rất buồn ngủ dù mình đã từng xem Martian hay Interstellar. Quá kén nên rạp chỉ có 6 người :))

Nguyễn Linh Dương
Nguyễn Linh Dương
21/09/2019 11:41

Mình thì lại thấy Ad astra càng về sau càng nhạt, kiểu như thể hiện đất diễn cho diễn viên thôi, có thể nhận đánh giá cao từ nhà phê bình về tính nghệ thuật, cảm xúc nhân vật, nhưng mạch truyện thẳng kém hấp dẫn, không đưa vào nhiều yếu tố giả tưởng không còn bất ngờ, mong chờ 1 bom tấn với Ad astra chắc chắn là không rồi.

Tú
21/09/2019 07:58

Qua mình đi xem phim ngủ từ đầu đến cuối. Thuộc loại chán nhất trong lịch sử mình xem tại CGV